Công nghệ VAR và những thông tin có thể bạn chưa biết

Cong-nghe-Var

Công nghệ VAR là cụm từ quen thuộc với những ai thường xuyên theo dõi các giải bóng đá lớn, nhất là khi xảy ra các tình huống gây tranh cãi. Thế nhưng hoạt động của VAR thì chưa hẳn ai cũng biết, nếu bạn đang tò mò về công nghệ này thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Công nghệ VAR là gì?

VAR (Video Assistant Referee) có tên gọi đầy đủ là Trọng tài trợ giúp qua video. Là một công nghệ có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều bộ môn thể thao, điển hình và phổ biến nhất chính là bóng đá. Đây được xem là một trợ lý trọng tài, hỗ trợ đưa ra quyết định bằng cách cung cấp video, hình ảnh dưới nhiều góc độ khác nhau.

Một trận đấu áp dụng công nghệ VAR sẽ luôn đảm bảo được tính công bằng cao nhất, hạn chế những tranh cãi. Số lượng máy quay để phục vụ cho công nghệ này phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tại mỗi giải đấu. Tuy nhiên, tối thiểu phải bao gồm 33 camera cùng hoạt động liên tục với đầy đủ mọi góc nhìn. Cụ thể như sau:

  • 4 camera Ultra Slow Motion
  • 8 camera Super Slow Motion
  • Những camera còn lại phải cho ra chất lượng hình ảnh Ultra HD trở lên
VAR là công nghệ hiện đại giúp trận bóng diễn ra công bằng hơn
VAR là công nghệ hiện đại giúp trận bóng diễn ra công bằng hơn

Sơ lược nguồn gốc và lịch sử phát triển công nghệ VAR

VAR ra đời vào đầu năm 2010 tại Hà Lan, được thử nghiệm thông qua một số trận ở giải vô địch quốc gia nước này trong mùa giải 2012-13. Sau khi được đề xuất lên IFAB và được chấp thuận vào năm 2016. Thế giới lần đầu tiên biết đến VAR tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ diễn ra vào tháng 8 cùng năm.

Đến năm 2017, quá trình triển khai công nghệ hỗ trợ này bắt đầu diễn ra tại nhiều giải đấu trên thế giới. Kế đó, FIFA đã chấp thuận việc sử dụng VAR trong FIFA Confederations Cup 2017 và  World Cup 2018 diễn ra tại Nga.

Đến thời điểm hiện tại, VAR đã trở thành một phần quan trọng tại những giải bóng đá cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Tạo nên một cuộc cách mạng trong giới túc cầu, hỗ trợ đắc lực trong việc đảm bảo tính công bằng của trận đấu.

Công nghệ VAR được phép sử dụng trong các trường hợp nào?

Theo quy định trong luật bóng đá của FIFA, việc sử dụng VAR chỉ được cho phép trong một số tình huống nhất định của trận đấu. Cụ thể như sau:

Tranh cãi về bàn thắng

Trong một số pha làm bàn tạo nên tranh cãi, trọng tài sẽ quyết định xem xét lại toàn bộ những diễn biến trước đó. Xác định các lỗi quan trọng như chạm tay hay việt vị, các “tiểu xảo” đều sẽ bị phát hiện và quyết định liệu có công nhận bàn thắng hay không.

Thẻ đỏ trực tiếp

Sự xuất hiện của VAR được kỳ vọng là sẽ giảm thiểu các tình huống chơi xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cầu thủ và khiến khán giả phẫn nộ. Dưới những “con mắt” quan sát hiện đại, mọi thủ thuật che mắt trọng tài vẫn thường diễn ra trước đây sẽ không còn tác dụng.

Tuy nhiên, công nghệ VAR chỉ có thể được áp dụng trong những tình huống phạm lỗi nghiêm trọng và có thể dẫn đến một chiếc thẻ đỏ trực tiếp. Nếu đó chỉ là thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ 2) thì cũng không được quyền sử dụng.

Sử dụng VAR để xác định tình huống dẫn đến chiếc thẻ đỏ trực tiếp
Sử dụng VAR để xác định tình huống dẫn đến chiếc thẻ đỏ trực tiếp

Phạt đền

Đây là tình huống thường xuyên phải cần đến sự can thiệp của công nghệ VAR nhất, nhằm hạn chế gây ra tranh cãi giữa 2 bên. Bởi đây là tình huống khá nhạy cảm, trọng tài cần phải xem xét lại lỗi vi phạm của cầu thủ nhằm đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

Trọng tài nhận định sai

Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất cho sự ra đời của VAR, nhằm hạn chế tối đa các quyết định mang tính chủ quan của trọng tài. Bởi góc nhìn của họ không thể bao quát toàn bộ sân, một số tình huống xảy ra bất ngờ và không kịp quan sát sẽ dễ dẫn đến sai lầm.

Với một trận đấu có sử dụng VAR, mọi tình huống trên sân đều sẽ được ghi lại một cách đầy đủ và chi tiết. Trọng tài có thể xem lại video và điều chỉnh lại quyết định sai lầm đã đưa ra trước đó.

Xem thêm: Kèo bóng đá tây ban nha

Những ưu và nhược điểm khi áp dụng công nghệ VAR trong bóng đá

Để hiểu hơn về VAR, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về những ưu và nhược điểm của thứ công nghệ hiện đại này.

Ưu điểm

Không khó để nhận ra công nghệ hiện đại này có thể mang đến những lợi ích tuyệt vời như:

  • Hỗ trợ tích cực cho trọng tài: giúp họ dễ dàng nắm bắt toàn bộ diễn biến trên sân và đưa ra quyết định chuẩn xác hơn.
  • Đảm bảo tính công bằng: những tình huống lỗi vi phạm dù là nhỏ nhất cũng không dễ dàng bị bỏ qua
  • Hạn chế tranh cãi trong người hâm mộ: mọi quyết định đều có những hình ảnh và video làm bằng chứng xác thực.
Giúp trọng tài quan sát mọi tình huống một cách chi tiết nhất
Giúp trọng tài quan sát mọi tình huống một cách chi tiết nhất

Nhược điểm

Xoay quanh việc sử dụng công nghệ VAR trong bóng đá vẫn tồn tại không ít ý kiến trái chiều từ người hâm mộ, nguyên nhân là bởi:

  • Khiến trận đấu gián đoạn: giảm sự hồi hộp và kịch tính vốn là điều tạo nên sự hấp dẫn của bóng đá, các cầu thủ trên sân cũng mất đi sự hưng phấn.
  • Sự phụ thuộc: trọng tài có thể mất đi sự tự tin trong việc đưa ra quyết định của mình do lo ngại bị bắt lỗi bởi VAR.
  • Tốn kém chi phí: là thứ công nghệ đắt đỏ và không phải giải đấu nào cũng đủ cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế để áp dụng.

Tổng kết

Dù vẫn còn một vài bất cập, thế nhưng tác dụng mà công nghệ VAR mang đến cho các trận thi đấu bóng đá là thực sự to lớn. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ và có cái nhìn khách quan nhất về trợ lý trọng tài video.

Xem thêm Luongsontv

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *